'๑'- Forum For Teens -'๑'
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
'๑'- Forum For Teens -'๑'


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Bài Viết MớiTab mớiThống kê

Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation TranscriptXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Nov 10, 2010 6:35 pm
Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_06
Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_01Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_02_newsBản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_03
Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_04_newCò Lả Cò LaBản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_06_news
Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_07Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_08_newsBản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Bgavatar_09
[Thành viên] - Cò Lả Cò LaCông An Viên
Công An Viên
Nam
Tổng số bài gửi : 1334
Tài sản (VND) : 1710
Cảm Ơn : 39
Sinh Nhật : 08/12/1994
Ngày Tham Gia : 19/10/2010
Trạng Thái : Mày khóc, chắc đéo gì mày khổ... Bố mày cười, lệ đổ trong tim !
Băng Hội Tham Gia : Chết Vì Phê Pha
Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript Vide

Bài gửiTiêu đề: Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript

Tiêu đề: Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript

Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript
BẢN HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU
Xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được
Để lồng ghép các phương pháp dạy và học tích cực (DHTC) vào thực tiễn giảng dạy, các học viên cần phải có khả năng xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được. Tài liệu này cung cấp các thông tin và bài tập hỗ trợ các giảng viên sư phạm xây dựng được các mục tiêu như thế.
Nội dung:
Tại sao lại phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được ?
Định nghĩa (hay, mục đích khác với mục tiêu như thế nào ?)
Thế nào là một mục tiêu SMART ( thông minh )?
Đánh giá một mục tiêu
Phân tích việc đánh giá một mục tiêu
Những gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu thông minh (SMART)
S
M
A
R
T
Phần thực hành
Bài tập thực hành 1
Bài tập thực hành 2
Kết luận
Tại sao cần phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được?
Tại sao lại cần phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được?
Các mục tiêu có thể đo lường được sẽ giúp chúng ta quyết định việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, và đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan.
2. Định hướng đổi mới trong giáo dục từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo đem tới tầm nhìn tương lai cho việc đào tạo giáo viên. Điều này bao gồm cả việc xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ giữa thực tiễn giáo dục và mục tiêu mà nó hướng tới.
3. Chuyển đổi các mục đích thành các mục tiêu đo lường được sẽ giúp chúng ta lập kế hoạch cho các hoạt động dạy và học, và khi thực hiện, sẽ quyết định thành công của kế hoạch này.
Sau khi đọc xong tài liệu này, các thầy cô sẽ có được hiểu biết về quá trình xác lập mục tiêu. Các thầy cô sẽ hiểu rõ sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu, và nhận ra lợi ích của việc xây dựng các mục tiêu thông minh (SMART). Cuối cùng, các thầy cô có thể áp dụng để xây dựng các mục tiêu trong bài học của mình dưới dạng các mục tiêu SMART (thông minh).
Định nghĩa (mục đích khác với mục tiêu như thế nào?)
Mục đích thường cho biết “tại sao”, nhằm giải thích nguyên nhân ẩn sau sự việc.
Mục đích là:
- Một tuyên bố giải thích những gì một tổ chức muốn đạt được
- Đề ra các định hướng cơ bản và lâu dài
Mục tiêu chia nhỏ mục đích thành các phần nhỏ hơn, và có thể cung cấp chỉ dẫn làm thế nào để hoàn thành được mục đích.
Mục tiêu giáo dục là:
- Một tuyên bố giải thích sẽ làm gì để hoàn thành các mục đích giáo dục.
- Mục đích:
Đưa ra các kì vọng rõ ràng
Định hướng nội dung Hỗ trợ tổ chức hoạt động Cho phép những người giám sát biết rõ điều gì đang diễn ra
Cung cấp cơ sở để đánh giá
Thế nào là một mục tiêu SMART (thông minh)?
Một mục tiêu SMART (thông minh) là:
Cụ thể ( S pecific)
Đo lường được (M easurable)
Có thể đạt được ( A ttainable)
Tập trung vào kết quả ( R esults-focused)
Thời gian xác định ( T imely)
Đánh giá một Mục tiêu
Hãy hình dung ra tình huống sau:
Đội 1: Thầy cô và nhóm của thầy cô được giao những trái bóng bay và có mục tiêu là giữ được càng nhiêu càng tốt những trái bóng bay trên không trung trong vòng 1 phút. Các thầy cô không thể giữ chặt bóng và được phép giúp đỡ nhau. Nếu bóng bay rơi xuống sàn, quả bóng đó sẽ không được tính.
Đội 2: các thầy cô được giao các trái bóng với mục tiêu là giữ TẤT CẢ các trái bóng bay trên không trung trong 1 phút, cũng không được giữ chặt bóng và được phép giúp đỡ nhau. Quả bóng bay nào chạm đất cũng sẽ bị loại.
Đội 1 làm rơi nhiều bóng hơn đội 2, và được tuyên dương, trong khi đội 2 bị phê bình vì không đạt được mục tiêu của họ.
Tại sao?
Phân tích việc đánh giá một mục tiêu
Tại sao đội 1 lại được khen trong khi đội 2 có vẻ như đã thất bại? Đội 1 được tuyên dương bởi họ chỉ áng chừng mục tiêu – họ chỉ cần giữ được “nhiều bóng bay nhất có thể” trên không trung, và dù họ có làm thế nào chăng nữa, họ cũng sẽ đạt được mục tiêu. Đội 2 lại khác, cần phải giữ “TẤT CẢ bóng bay” trên không trung, xem ra là 1 mục tiêu bất khả thi. Dù họ có làm tốt đến đâu thì họ cũng sẽ thất bại.
Bài tập nhóm giữ bóng bay là một minh họa tốt cho tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu SMART (thông minh)
Dưới đây là một số các câu hỏi về bài tập này. Hãy nghĩ câu trả lời cho riêng mình cho những câu hỏi dưới đây trước khi nhấn vào phần “Trả lời”
Câu hỏi 1: Mục tiêu “giữ nhiều bóng nhất có thể trên không trung” có SMART (thông minh) không? ( Trả lời : xem slide 16 )
Câu hỏi 2: Mục tiêu “tất cả các trái bóng trên không trung” có SMART (thông minh) không? ( Trả lời : xem slide 17 )
Câu hỏi 3: Điều gì sẽ ra nếu mục tiêu quá chung chung? ( Trả lời : xem slide 18 )
Câu hỏi 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu như mục đích đó không đạt được? ( Trả lời : xem slide 19 )
Câu hỏi 5: Người trưởng nhóm có thể làm gì khác để đạt hiệu quả hơn? ( Trả lời : xem slide 20 )
Câu hỏi 6:Các quả bóng tượng trưng cho điều gì? ( Trả lời : xem slide 21 )
Câu hỏi 7: Điều này giống hay khác gì với việc thiết lập mục tiêu làm việc?
Các gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu S MART (thông minh)
Giờ các thầy cô đã có được khái niệm về thông tin nào cần phải có trong việc xây dựng mục tiêu có thể đo lường được. Chúng ta sẽ trở lại với khung làm việc thông minh, để cung cấp một vài gợi ý về loại thông tin nên có trong các mục tiêu để chúng SMART (thông minh) hơn, tiếp theo đó là các ví dụ.
S M A R T
Cụ thể
Cụ thể
Sử dụng các động từ chỉ hành động
Ví dụ #1:
Mục tiêu gốc:
Giáo sinh cần có kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa dân số và môi trường.
Mục tiêu cụ thể:
Giáo sinh có thể định nghĩa tăng trưởng dân số, tính được mức tăng trưởng dân số của Việt nam trong một giai đoạn và đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới sự gia tăng dân số của Việt Nam.
Ví dụ #2:
Mục tiêu gốc:
Giảng viên sư phạm có thể cung cấp việc đào tạo về vấn đề gia tăng dân số cho các giáo viên quan tâm.
Mục tiêu cụ thể:
Giảng viên sư phạm hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học tập cho các giáo viên quan tâm về tăng trưởng dân số bằng cách thiết kế một chương trình đào tạo, tạo ra cơ hội tự học và áp dụng lý thuyết thông qua xây dựng các bài tập, cũng như thông qua việc đánh giá thành quả của học viên.
Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu S M ART (thông minh)
S M A R T
Có thể đo lường được
Cụ thể hóa bằng con số, có thể mô tả
Số lượng, chất lượng, chi phí
Ví dụ #1:
Mục tiêu gốc:
Các trường sư phạm sẽ cải thiện chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
Mục tiêu có thể đo lường:
Các trường sư phạm sẽ tăng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu đối với giáo viên trung học cơ sở ít nhất là 10% so với năm trước.
Ví dụ #2:
Mục tiêu gốc:
Các trường sư phạm sẽ thành lập câu lạc bộ môi trường để tiến hành các hoạt động ngoại khóa về GDMT.
Mục tiêu có thể đo lường:
Có ít nhất 5 đề xuất thành lập câu lạc bộ môi trường đạt được tiêu chí: sáng tạo, đổi mới, phù hợp trong kì đầu của năm học 2008-2009.
Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SM A RT (thông minh)
S M A R T
Có thể đạt được
Khả thi
Giới hạn trong một phạm vi nhất định
Trong tầm kiểm soát và ảnh hưởng của giảng viên
Ví dụ #1:
Mục tiêu gốc:
Chương trình đào tạo giáo viên sẽ bao gồm những hướng dẫn về Dạy và học tích cực.
Mục tiêu có thể đạt được
Các hướng dẫn về áp dụng DHTC vào các bước khác nhau trong quá trình dạy và học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, tài liệu học tập và việc đánh giá) sẽ được tập hợp và chia sẻ.
Ví dụ #2:
Mục tiêu gốc:
Khoa Giáo dục trung học cơ sở sẽ đẩy mạnh việc truyền thông giữa học sinh và nhà trường về việc phát triển DHTC.
Mục tiêu có thể đạt được:
Khoa Giáo dục Trung học cơ sở sẽ tiến hành thảo luận thông qua 1 hội thảo về DHTC trong quý hai năm 2010, trong đó có các chuyên gia cũng như các phòng ban liên quan đến DHTC đến tham gia và thảo luận về vấn đề và giải pháp.
Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SMA R T (thông minh)
S M A R T
Tập trung vào kết quả
Đo lường đầu ra hay kết quả (chứ không phải hoạt động)
Bao gồm sản phẩm, thành quả
Ví dụ #1:
Mục tiêu gốc:
Các trường sư phạm sẽ xác định và quảng bá các tài liệu giảng dạy hữu ích cho việc áp dụng DHTC thông qua GDMT.
Mục tiêu tập trung vào kết quả:
Các trường sư phạm sẽ xây dựng và biên soạn được các tài liệu đáp ứng được các tiêu chí đề ra như: sáng tạo, đổi mới, phù hợp và cho phép giáo viên khai thác một cách dễ dàng thông qua cơ sở dữ liệu gồm các bài giảng mẫu, có thể tiếp cận thông qua internet hoặc ở các trung tâm nguồn của trường.
Ví dụ #2:
Mục tiêu gốc:
Nhóm GDMT tại các trường sẽ xúc tiến, thúc đẩy việc phát triển GDMT tại các trường.
Mục tiêu tập trung vào kết quả:
Nhóm GDMT tại 5 trường sẽ phát triển các tư liệu về việc lồng ghép GDMT nhằm hỗ trợ các giảng viên đang hoặc bắt đầu lồng ghép GDMT vào bài giảng của mình.
Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SMAR T (thông minh)
S M A R T Trong thời gian xác định
Xác định thời điểm
Có bao gồm cả bước chuyển tiếp và quá trình giám sát
Ví dụ #1:
Mục tiêu gốc:
Nhóm GDMT sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu về việc tích hợp DHTC thông qua GDMT cụ thể hóa các khía cạnh của việc lồng ghép DHTC và đưa ra những ví dụ minh họa về GDMT.
Mục tiêu trong thời gian xác định:
Nhóm GDMT sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu về việc tích hợp DHTC thông qua GDMT vào cuối năm 2009 và cung cấp các chỉ dẫn, hỗ trợ việc sử dụng chúng, giám sát và đánh giá.
Ví dụ #2:
Mục tiêu gốc:
Việc lồng ghép DHTC thông qua tích hợp GDMT được đưa vào các chính sách.
Mục tiêu có tính đến yếu tố thời gian
Ban giám hiệu của 5 trường sẽ tích hợp việc DHTC thông qua GDMT vào mục tiêu chiến lược và các tuyên bố của mình. Việc lồng ghép là một phần trong quá trình lập kế hoạch trong đó có tính đến kết quả về năng lực- và phát triển tài liệu và chú trọng tới tính bền vững của các kết quả đó. Với các công bố về tầm nhìn, chiến lược sẽ được xuất bản và thúc đẩy thông qua các hội thảo báo cáo kết quả và kế hoạch phát triển lâu dài vào cuối năm 2010.
Điểm lưu ý cuối cùng cho mục tiêu SMART (thông minh):
Cuối cùng, các mục tiêu nên bao gồm thông tin về:
Các tài liệu và nguồn lực cần thiết.
Đánh giá (mục đích cuối cùng của các mục tiêu có thể đo lường được)
Phần thực hành
Giờ là lúc các thầy cô thử áp dụng những gì đã học, và thực hành vào việc xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được.
Dưới đây, các thầy cô sẽ tìm một ví dụ về một mục đích nào đó và làm thế nào để chuyển nó thành một mục tiêu có thẻ đo lường được. Phía dưới ví dụ này, các thầy cô cũng sẽ tìm ra mối liên hệ với một trong hai mục đích trước đó đã được hoàn thành. Với mỗi mục đích, các thầy cô sẽ có mẫu đề điền xem làm sao để biến mục đích thành mục tiêu có thể đo lường được. Khi các thầy cô hoàn thành gợi ý của mình vào mẫu, hãy nhấn nút “Nộp” để so sánh kết quả. Các kết quả sẽ hoàn toàn không có tên tác giả.
Hãy luôn nhớ rằng các mục tiêu tốt nhất luôn là các mục tiêu SMART (thông minh): Specific (Cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Achievable (có thể đạt được), Results- focused (tập trung vào kết quả), và Timely (trong thời gian xác định). Để xây dựng mục tiêu, hãy bắt đầu bằng các động từ chỉ hành động. Sau đó hãy trả lời các câu hỏi: như thế nào, tại sao và khi nào?
Goal:
Hướng dẫn các giảng viên sư phạm của các trường viết các mục tiêu có thể đo lường.

Mục tiêu SMART (thông minh)
Cái gì: Hướng dẫn các giảng viên của các trường sư phạm viết các mục tiêu có thể đo lường.
Như thế nào: bằng việc xây dựng các bài giảng có tính tương tác
Tại sao: nhằm tăng cường khả năng tiếp cận lợi ích của việc tích hợp DHTC của các giảng viên sư phạm
Khi nào: được sử dụng trong Hội thảo về Tích hợp DHTC cho các giảng viên sư phạm.
Mục tiêu SMART (thông minh)
Hướng dẫn các giáo viên sư phạm viết các mục tiêu có thể đo lường bằng việc xây dựng bài giảng có tính tương tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận những lợi ích của hoạt động dự án thông qua hội thảo về Lồng ghép DHTC cho giáo viên sư phạm.
Bài tập Thực hành 1
Dưới đây, các thầy cô sẽ thấy một trong bốn mục đích đã được xác định bởi chương trình. Nhiệm vụ của các thầy cô là chuyển mục đích này thành một mục tiêu có thể đo lường bằng việc sử dụng mẫu dưới đây. Khi các thầy cô đã gõ nội dung gợi ý của mình vào hộp, nhần vào đường dẫn phía dưới để so sánh với câu trả lời theo đề xuất của chương trình.
Mục đích 1: Tăng cường năng lực áp dụng DHTC thông qua GDMT cho giảng viên các trường sư phạm thông qua việc xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu tập hợp các bài giảng mẫu vào cuối năm 2009.
Hãy suy nghĩ về:
Cái gì: Xây dựng và làm cơ sở dữ liệu dễ tiếp cận
Như thế nào: thông qua tập hợp các hình thức tích hợp DHTC thông qua GDMT; nhận định các cơ hội và thực hiện các tập huấn nâng cao năng lực cùng với các bài giảng hiện có và bằng việc tổ chức, đánh giá các hoạt động tiếp sau đó cùng với các hoạt động giảng dạy và đạo tạo của các trường sư phạm.
Tại sao: nâng cao năng lực áp dụng DHTC thông qua GDMT cho các giảng viên tại các trường sư phạm.
Khi nào: cho đến cuối năm 2009
Trước khi viết mục tiêu SMART (thông minh):
So sánh với câu trả lời của bạn với chúng tôi
Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu thông qua: thiết lập danh sách các hoạt động áp dụng DHTC thông qua GDMT; xác định các cơ hội và tiến hành tập huấn nâng cao năng lực trong chương trình hiện tại và bằng việc tổ chức, đánh giá các hoạt động tiếp theo cùng với các hoạt động giáo dục và đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Kho dữ liệu này sẽ đóng góp vào việc năng cao năng lực tích hợp DHTC thông qua GDMT cho giáo viên các trường sư phạm, và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009
Bài tập Thực hành 2
Dưới đây, các thầy cô sẽ thấy một trong bốn mục đích đã được xác định bởi chương trình. Nhiệm vụ của các thầy cô là chuyển mục đích này thành một mục tiêu có thể đo lường bằng việc sử dụng hộp dưới đây. Khi các thầy cô đã gõ xong nội dung gợi ý của mình vào hộp, nhần vào đường dẫn phía dưới để so sánh với câu trả lời theo đề xuất của chương trình.
Mục đích 2: Tổ chức việc kiểm tra giám sát liên tục kết quả và quá trình của chương trình
Hãy suy nghĩ về:
Cái gì: tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho những người này và tổ chức kiểm tra giám sát và thực hiện việc lập kế hoạch.
Như thế nào: thành lập nhóm nghiên cứu cho chương trình với các đại diện từ các trường sư phạm khác nhau và tổ chức các hội thảo
Tại sao: kiểm tra và đánh giá kết quả và tiến độ của chương trình.
Khi nào: thường xuyên, khoảng 2 lần mỗi năm
Trước khi viết mục tiêu SMART (thông minh)
So sánh đáp án của các thầy cô với chúng tôi:
Để kiểm tra và đánh giá kết quả và quá trình hoạt động của chương trình, nhóm nghiên cứu sẽ được thành lập với các đại diện đến từ các trường sư phạm khác nhau và thỉnh thoảng tổ chức các hội thảo nhằm tập huấn, nâng cao năng lực cho những người này. NGoài ra, các báo cáo 2 lần/1 năm và các hội thảo lập kế hoạch cũng sẽ đưa các kết quả của nhóm nghiên cứu để kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động và tiến độ của chương trình.
Kết luận…
Xin chúc mừng! Các thầy cô đã hoàn thành phần tập huấn viết các mục tiêu có thể đo lường được.
Nếu các thầy cô có bất cứ câu hỏi nào về các mục tiêu có thể đo lường, các thầy cô có thể liên hệ với chúng tôi: [email_address] và [email_address]
Câu hỏi 1: Mục đích của việc “giữ càng nhiều càng tốt bóng bay trên không” có SMART (thông minh) không?
Cụ thể: Không cụ thể
Đo lường được: Không thể đo lường được
Đạt được: Luôn luôn đạt được bởi nó rất áng chừng
Tập trung vào kết quả: Có
Có trong thời gian xác định: Có
Câu hỏi 2: Mục đích giữ “Tất cả bóng bay trên không” có SMART (thông minh) không?
Cụ thể: Có – TẤT CẢ các trái bóng bay
Có thể đo lường: Có - TẤT CẢ các trái bóng bay
Có thể đạt được: Không thể
Có tập trung vào kết quả: Không khả thi
Có trong thời gian xác định: Có
Câu hỏi 3: Điều gì sẽ diễn ra khi mục tiêu quá chung chung?
Các thành viên trong đội sẽ luôn cảm thấy thành công
Mọi người dễ dàng chấp nhận, vì cả đội có thể không cảm thấy cần phải cố gắng để xuất sắc.
Còn những lý do gì các thầy cô có thể nghĩ tới?
Câu hỏi 4: Điều gì có thể xảy ra nếu mục tiêu không đạt được?
Cảm giác nản lòng
Cảm thấy không được khuyến khích
Sẽ bỏ cuộc
Không cảm thấy được hỗ trợ
Còn những lí do nào các thầy cô có thể nghĩ tới?
Câu hỏi 5: Nhóm trưởng đã có thể làm gì khác để đạt hiệu quả hơn?
Đưa ra các mục tiêu rõ ràng hơn
Phối hợp với nhau để xác lập mục tiêu nhằm tránh nhầm lẫn hay hiểu lầm
Thúc đẩy việc lập kế hoạch nhóm để tìm ra cách đạt được mục tiêu.
Có thời gian thực hành
Còn có chiến lược nào mà các thầy cô có thể nghĩ tới không?
Câu hỏi 6: Những trái bóng bay tượng trưng cho điều gì?
Các dự án
Các sản phẩm
Các dịch vụ
Nó còn có thể tượng trưng cho điều gì nữa?
vvob + FOLLOW
5091 views, 1 fav, 1 embed
Related

Cac buoc xay dung du an
4021 views

Lap du an co su tham gia
1891 views

GT Công Nghệ Phần Mềm SE2
751 views

chuong 2
431 views

529 08
126 views

08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu
8112 views

08 Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu4570
578 views


Made of People
17054 views

08 Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu4570
865 views

03 Kynanglapkehoach
425 views


Van Web 2.0 naar Enterprise 2.0
4409 views
Contest
World's Best Presentation Contest 2010


Social Media - den Hype auf den Bo…

Me!

Social Media for Business

Perfect plan

A Recessionary Fairytale

My Visual Resume - Saad Ahmed Shaikh

Andante (slideshare 2010)

YOU SUCK AT POWERPOINT!

Reps and slideumentation v1

Let’s change the world Everybody c…


About this presentation

USAGE RIGHTS
© All Rights Reserved

STATS
1
Favorites
0
Comments
210
Downloads
5,042
Views on
SlideShare
49
Views on
Embeds
5,091
Total Views
EMBED VIEWS
49 views on http://www.slideshare.net
ACCESSIBILITY
View text version

ADDITIONAL DETAILS
Uploaded via SlideShare
Uploaded as Microsoft PowerPoint
Flag as inappropriate
File a copyright complaint
Categories
Education
Tags
tiêu ee moodle mục objectives vvob
Follow SlideShare
Twitter
Facebook
SlideShare Blog
4
tweets
4
shares
1
share
WordPress
Blogger
More
options



Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
'๑'- Forum For Teens -'๑' :: Góc Học Tập :: Cách Học-

Bản hướng dẫn tự học cách xây dựng mục tiêu - Presentation Transcript End_ba10
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất